a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải
Cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải do Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì và được thực hiện như sau:
+ Hòa giải viên tham dự cuộc họp thống nhất danh sách những người được giới thiệu bầu làm tổ trưởng tổ hòa giải, lựa chọn hình thức bầu, thống nhất danh sách Tổ kiểm phiếu trong trường hợp bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín;
+ Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức biểu quyết công khai thì Trưởng ban công tác Mặt trận đếm số người biểu quyết, lập biên bản về kết quả biểu quyết (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN);
- Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức bỏ phiếu kín thì Tổ kiểm phiếu làm nhiệm vụ phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu; lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN).
- Bước 2: Đề nghị và xem xét, công nhận tổ trưởng tổ hòa giải
Người được đề nghị công nhận là tổ trưởng tổ hòa giải phải đạt trên 50% số hòa giải viên của tổ hòa giải đồng ý và là người có số phiếu bầu cao nhất.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải, Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN) kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết về việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).
- Bước 3: Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xem xét, quyết định công nhận tổ trưởng tổ hòa giải. Trường hợp từ chối, thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ đề nghị và nhận kết quả trực tiếp tại Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi quyết định công nhận hòa giải viên.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải:
+ Văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải;
+ Biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết về việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trưởng ban công tác Mặt trận, hòa giải viên của tổ hòa giải.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hoặc văn bản từ chối có nêu rõ lý do.
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Biên bản về kết quả biểu quyết bầu tổ trưởng tổ hòa giải (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN);
- Biên bản kiểm phiếu bầu tổ trưởng tổ hòa giải (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN)
- Giấy đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN).
i) Lệ phí: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Thành lập tổ hòa giải mới;
+ Tổ trưởng tổ hòa giải thôi làm hòa giải viên, thôi làm tổ trưởng tổ hòa giải hoặc không thể tiếp tục làm tổ trưởng tổ hòa giải.
- Người được đề nghị công nhận là tổ trưởng tổ hòa giải phải đạt trên 50% số hòa giải viên của tổ hòa giải đồng ý và là người có số phiếu bầu cao nhất.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014);
- Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 của Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở (có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2015).
Tải mẫu đơn tại đây!